Thương nhân, học sinh... tất cả các giai tầng trong xã hội đều ghé cầu xin ở những am thờ ngoài đường phố
Nhang khói và hoa trái luôn toả hương. Am thờ dưới bệ tượng voi 3 đầu trong truyền thuyết đã được một vị thần Hindu giải thoát
Thường am thờ một vị thần đạo Hindu (Ấn Độ) - thần bốn mặt Bà La Môn (Brahminism), "người tạo dựng thế giới", theo truyền thuyết. Người dân đến am để khấn vái, có thể lắm, một phụ nữ trẻ trong tâm thế uể oải hy vọng đến một con số tốt để xổ số tối nay; một sinh viên lo lắng việc làm cho được bài thi ngày mai. Người tới để tạ ơn vì đã được toại nguyện, bà mẹ đã sinh được con trai; một người thợ đã nhận được hợp đồng lắp đặt hệ thống cấp nước béo bở…
Am thờ nhỏ với kiến trúc thông thường hình khối vuông, có 4 cửa không cánh ở bốn phía; trên giữa là mái chóp chính và 4 mái cong nhiều tầng nằm về 4 hướng như kiến trúc đền đài, chùa chiền thu nhỏ. Am đặt bên ngoài sân của một khách sạn hiện đại. Không có gì là ngạc nhiên, cứ mỗi một cao ốc tại Bangkok, nơi thương mại hay chung cư cao tầng đều có một am thờ để sùng kính thần linh. Tuy thế, cứ 10 người thì hơn 9 người tại Thái theo đạo Phật. Vậy điều gì đã làm nên bức tượng của vị thần giới thượng lưu đạo Hindu ở đây?
Người quản lý kể rằng, khách sạn của ông, khi xây dựng đã có những tai hoạ, tàu mang đá cẩm thạch từ Ý về bị chìm; nhà thầu cạn tiền... Từ xa xưa thần Brahman (một vị tu sĩ trong giai cấp đạo Bà La Môn Hindu) chuyên đỡ đầu cho các nhà thầu xây dựng, do đó có người mách cho một thông điệp là nên dựng lên am thờ tượng thần Brahman. Lúc đó "Thần linh phù trợ mạnh mẽ và tốt lành". Người quản lý nói tiếp, và một cách tự nhiên, như đông đúc những đàn voi ở Thái, khách sạn đặt tên là Erawan và lập tượng con voi có 3 đầu, theo truyền thuyết, voi đã được giảỉ thoát bởi một vị thần Hindu. Những người dân đã từng được thần linh trợ giúp, họ mang gỗ chạm khắc voi như hiện nay. Những tác phẩm voi này đem bán đấu giá, được giá cao, "điều này thần linh phù trợ". Nên lợi nhuận đó đem đến cho các tịnh xá, tu viện Phật giáo.
Sự giao thoa văn hoá, tôn giáo ở đây có những ảnh hưởng nhiều vẻ mà nó đã được trộn lẫn tại vùng đất chính Đông Nam châu Á từ cả ngàn năm nay. Theo Dr. Bimlendra Kumar, văn hoá Ấn Độ là sự pha trộn của Brahman (Bà La Môn) và Sraman nghĩa là những truyền thống của đạo Jain (đạo Loã Thể) và Phật giáo. Cả hai truyền thống này đã có nhiều đóng góp phong phú cho sự phát sinh và phát triển văn hoá Ấn Độ.
Sự giãi bày tâm tư ở những am thờ, mặt nào đó biểu lộ một ảnh hưởng cốt lõi từ thời tiền sử và vẫn còn gây tác động trong cách cư xử của nhiều người hiện nay trong mỗi quốc gia ở Đông Nam Á. Đó là sự kinh sợ trước những thần linh - có nghĩa là những địa linh, vật linh, thần thánh và cả thần chết.
Có lẽ bất cứ đâu cũng nhận thấy một sự gặp gỡ giữa những ảnh hưởng của người Ấn Độ và người Trung Quốc pha trộn vào đời sống mỗi ngày. Những dòng văn hoá này nhiều như phương hướng trên mặt đất dẫn dắt con người đi, từ đó người ta gọi Thái Lan là phần đất của "thế giới Ấn-Trung".
(THEO NATIONAL GEOGRAPHIC)
Không những một mà nhiều am thờ trước một đoạn phố ngắn bên những kiến trúc hiện đại
Kiểu kiến trúc khác cho am thờ, bớt đi nét xưa cũ. Kiến trúc hiện đại và cổ xưa đứng chung trong một không gian
Am thiết kế không bao giờ có cửa . Dù cao ốc cao đến đâu thì am cũng luôn được đặt trên mặt đất và ngoài trời

Một lối cấu trúc khác cho am thờ. Để đồng điệu với kiến trúc hiện đại, ngày nay am thờ đã được cách điệu cho có sự hoà hợp trong không gian bằng chất liệu tạo am thờ cũng như kiểu dáng

Sống với công nghệ hiện đại nhưng không quên có am thờ thần linh
Theo TC Kiến Trúc & Đời Sống số 5