Thế giới kiến trúc

Tọa lạc tại trung tâm khu hành chính mới Liverpool Civic Place (Australia), Yellamundie không chỉ là một thư viện, mà còn là ngọn hải đăng soi sáng giữa đại dương bao la tri thức. Nơi đây lưu giữ những kiến thức từ quá khứ, hiện tại tới tương lai, truyền cảm hứng để cộng đồng cùng nhau học tập, sáng tạo, sẻ chia và kết nối những giá trị văn hóa đa dạng.

Chiều muộn ở Charleston, nắng tràn qua những bức tường gạch đỏ. Trên bờ kè hướng ra Đại Tây Dương, một người đàn ông da màu bước chậm qua không gian tưởng niệm trong khuôn viên Bảo tàng Quốc tế Người Mỹ gốc Phi. Ông là Walter Hood, kiến trúc sư cảnh quan người Mỹ, người sáng lập Hood Design Studio tại Oakland. Hơn ba thập kỷ làm nghề, ông đã đi tìm đáp án cho những trăn trở: Liệu một nơi chốn có thể chứa đựng được ký ức tập thể? Và nếu có thể, thiết kế sẽ đóng vai trò gì trong hành trình ấy?

Odile Decq là kiến trúc sư, nhà quy hoạch đô thị người Pháp, bà vốn nổi tiếng với những công trình táo bạo mang đậm màu sắc cá nhân. Ngay từ khi tiếp xúc với kiến trúc, bà đã thể hiện sự phản kháng trước những quy chuẩn truyền thống và luôn tìm kiếm những hướng đi mới mẻ.

Nằm trong chiến lược phát triển đô thị đầy tham vọng, Vườn nhà kính – Công viên Văn hóa Expo vươn mình như một ốc đảo xanh giữa lòng siêu đô thị Thượng Hải. Từ kết cấu thép của nhà máy cũ, ba gian nhà kính hiện đại được hình thành, không chỉ tạo nên dấu ấn kiến trúc độc đáo mà còn kể lại câu chuyện chuyển mình của thành phố: Tương lai của kiến trúc nằm ở khả năng “tái sinh”, cả tư duy lẫn không gian.

Tọa lạc tại công viên Louis Bourget xanh mát, bên bờ hồ Geneva thơ mộng, Olympic House không chỉ là trụ sở của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) mà còn là biểu tượng cho sự giao thoa giữa lịch sử, hiện tại và tầm nhìn tương lai. Công trình này đã khéo léo chuyển hóa tinh thần Olympic thành một câu chuyện kiến trúc đầy cảm hứng - nơi thiên nhiên, con người và giá trị bền vững đan xen hài hòa, xứng danh là “một trong những tòa nhà bền vững nhất thế giới”.

Từ một nghệ nhân gốm, Jonathan Adler vươn lên trở thành nhà thiết kế nội thất hàng đầu với dấu ấn phong cách riêng. Anh kết hợp nghệ thuật, kỹ thuật thủ công tinh xảo và tinh thần quyến rũ táo bạo để tạo nên những thiết kế phá cách, giàu cảm xúc, góp phần định hình thế giới nội thất sang trọng, vui tươi và đầy cá tính.

Hội nghị toàn cầu FIND 2024 và chủ đề “Trải nghiệm là chuẩn mực mới: Thiết kế không gian tương tác” đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ cộng đồng kiến trúc. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưu tiên những trải nghiệm ý nghĩa thay vì sở hữu vật chất xa hoa, ngành kiến trúc bán lẻ, khách sạn và giải trí cũng phải thích nghi để đáp ứng xu hướng. Ấn phẩm Kiến trúc & Đời sống đã trò chuyện cùng KTS Vincent De Graaf, Co-Founder AIM Architecture, để lắng nghe quan điểm sâu sắc của ông về sự thay đổi này. Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.

Không để óc sáng tạo bị trói buộc bởi tư tưởng cũ kỹ, tự đưa mình ra khỏi hạn chế của tư duy nhị nguyên, Bjarke Ingels đã xây dựng BIG (Bjarke Ingels Group) như một đế chế trong lĩnh vực quy hoạch và thiết kế kiến trúc. Chính những thiết kế “không tưởng” và “thực dụng” của BIG trên khắp thế giới đã đưa anh trở thành nhân vật truyền cảm hứng cho sự sáng tạo “bất chấp” khuôn khổ, táo bạo nhưng chắc chắn.

Đề bài dành cho TODD Architects - đơn vị thiết kế trường Kinh doanh Queen là tạo ra một tòa nhà vừa sánh ngang với những tòa nhà uy nghiêm, bề thế trong khuôn viên, vừa hòa hợp với bối cảnh hiện hữu có ý nghĩa về mặt kiến trúc - lịch sử; đồng thời đảm bảo sự kết nối giữa người sử dụng và khu rừng già lâu năm bao quanh.

Kiến trúc của Trường Quốc tế Bloomingdale đã tạo nên một cuộc cách mạng trong thiết kế trường học tại Ấn Độ. Thay vì các lớp học hình hộp thông thường, thiết kế này mở ra một không gian kết nối linh hoạt, thúc đẩy sự chuyển động và tương tác tự do cho trẻ độ tuổi mầm non.

Với thiết kế mới mẻ, vượt khỏi khuôn phép thông thường, đặc biệt là sự nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ trong quá trình làm nghề, kiến trúc sư Alison Brooks được công nhận bằng nhiều giải thưởng danh giá, nhanh chóng trở thành cái tên nổi bật trong làng kiến trúc thế giới.

Với khao khát khám phá và đổi mới, Shiro Kuramata đã đặt nền móng cho xu hướng thiết kế táo bạo, phá vỡ quy tắc thiết kế thông thường, ảnh hưởng đến các thế hệ nhà thiết kế sau này. Hiện nay, tác phẩm của ông được lưu giữ, trưng bày tại một số bảo tàng trên khắp thế giới.

Nằm ở lối vào của khu vực Lễ hội Dân gian Woodford (TP Brisbane, bang Queensland, Úc), Chrysalis không chỉ là nơi du khách gặp gỡ bạn bè, gia đình trước khi vào lễ hội mà còn là điển hình thú vị về hành trình sáng tạo tôn vinh văn hóa, tôn trọng thiên nhiên và đề cao tính kết nối cộng đồng.

Celerie Kemble là nhà thiết kế nội thất nổi tiếng người Mỹ với phong cách thiết kế chiết trung nữ tính. Nhưng ít ai biết rằng trước đó, cô theo học Harvard và làm việc tại xưởng phim để hoàn thành ước mơ trở thành nhà sản xuất phim của mình.

Sinh ra và lớn lên ở Hà Lan, một đất nước nổi tiếng với phong cách thiết kế tối giản, Marcel Wanders lại ghi dấu ấn với những thiết kế đa tầng, đa dạng và táo bạo. Với tính cách mạnh mẽ, đậm chất nghệ sĩ và sáng tạo, không ngừng thách thức những chuẩn mực thông thường, ông được ví như “Lady Gaga của giới thiết kế nội thất”.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 

KT&ĐS số 42 (228) 

Ấn phẩm KT&ĐS phát hành vào ngày 12.6.2025 với các bài viết: Mái nhà, từ che đến “chill”; Nét Á Đông trong căn hộ ghép; HT Hose kỷ niệm cũ trong không gian mới; Biệt thự LAAN: Từ khoảng xanh đến khoảng thở; Không gian năng động; Chuồn chuồn và những ký ức nâu đỏ; Andrea Mancuso: Người kể chuyện nội thất bằng hình khối và chất liệu; Quán cà phê trong ngôi nhà cổ; Bảo tàng Sun Yat Sen: Giữ gìn di sản kiến trúc và lịch sử ở Penang...

Link  MUA BÁO

Bảng giá quảng cáo 

www.facebook.com/kientrucvadoisong 

Công nghệ & Tiện nghi

    Bạn đọc

    Tường nứt – Giải pháp

    KT&ĐS: Hơn 300 căn hộ bị nứt tường trong ngày 28.3 tại TP.HCM sau ảnh hưởng từ động đất ở ...

    Tư vấn phong thủy

    Mát âm và cư gia dưỡng khí

    Biến đổi khí hậu toàn cầu đã không còn là chuyện nơi xa xôi, của người khác nữa, mà là ...