Câu chuyện kiến trúc

Sài Gòn là thành phố sông nước. Ngoài sông Sài Gòn đi ngang trung tâm, thành phố còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt như hệ thống kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kênh Tham Lương, kênh Đôi, kênh Tàu Hủ-Bến Nghé,…

LTS: Thư gửi các kiến trúc sư dưới đây được trích từ bài “Kiến trúc và âm nhạc” của GS.TS - nhà nghiên cứu âm nhạc Trần Văn Khê in lần đầu trong Nội san “Lá thư kiến trúc” của “Liên hội ái hữu kiến trúc Hải ngoại” tháng 7.1990. Sau đó bài viết được chính ông sửa lại và in trong sách “Trần Văn Khê và âm nhạc dân tộc”, do NXB Trẻ xuất bản năm 2000. KT&ĐS trân trọng giới thiệu với bạn đọc phần trích bài viết về chuyện giống và khác giữa kiến trúc với âm nhạc cũng như chia sẻ tâm sự của người làm nghề. Tựa bài do KT&ĐS đặt.

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân TP.HCM, ngày 19.11.2024, Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với Hội Kiến trúc sư TP.HCM tổ chức Hội thảo “Sơ kết công tác kiểm kê, đánh giá, phân loại các công trình biệt thự cũ cần bảo tồn (nhóm 1, 2) trên địa bàn TP.HCM và Nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ cho công tác bảo tồn, giữ gìn, phát huy sự đa dạng của cảnh quan, kiến trúc đô thị”.

Ngày 11/6, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã ban hành Quyết định số: 1698/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng thi tuyển “Ý tưởng quy hoạch chung đô thị sân bay Long Thành và vùng phụ cận”.

LTS: TP.HCM đang triển khai đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2060. Đây là chủ trương được nhiều bạn đọc quan tâm. Mục “thời sự kiến trúc” của KT&ĐS trao đổi và ghi lại ý kiến của KTS Khương Văn Mười xung quanh chủ đề này. KTS Khương Văn Mười nguyên là Trưởng khoa Quy hoạch - đại học Kiến Trúc TP.HCM; nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM; ông cũng là người từng tham gia Hội đồng phê duyệt đồ án cuộc thi thiết kế Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm năm 2003; cuộc thi Ý tưởng thiết kế khu vực trung tâm hiện hữu mở rộng TP.HCM năm 2008 và hiện là thành viên Hội đồng Tư vấn về Kiến trúc TP.HCM.

Thủ tướng vừa có văn bản đồng ý cho phép TP. Hồ Chí Minh điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung với phương pháp thực hiện như đề xuất của Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh là “đấu thầu quốc tế chọn tư vấn làm đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố”. Khi đưa thông tin này, trang web vpcp.chinhphu.vn viết, “quy hoạch bổ sung sắp tới sẽ phải đáp ứng được 2 tiêu chí là hấp dẫn đối với doanh nghiệp và tạo đồng thuận của xã hội”. KT&ĐS đã ghi nhanh ý kiến của các nhà chuyên môn xung quanh sự kiện này.

Sáng 19.5, tại kỳ họp thứ 15, HĐND TP.HCM khóa X đã thông qua Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Dựa theo Báo cáo thuyết minh tóm tắt điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 (sau đây gọi tắt là báo cáo), so sánh với lần điều chỉnh quy hoạch chung gần nhất từ 2010, ấn phẩm Kiến trúc & Đời sống (KT&ĐS) nêu một số vấn đề trao đổi trên tinh thần hỏi nhanh đáp gọn với TS.KTS Lê Quốc Hùng, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam - SISP và KTS Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, hiện là thành viên Hội đồng Tư vấn Kiến trúc TP.HCM. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. 

Chiều ngày 2.3, UBND TP.HCM tổ chức hội thảo “Phát triển không gian, chức năng dọc hành lang sông Sài Gòn theo kinh nghiệm của Pháp về sông Seine”. Sở Quy hoạch - Kiến trúc cùng liên danh tư vấn Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) và Viện Quy hoạch vùng Paris (IPR) đồng chủ trì hội thảo. Đến dự có Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường, lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học, đại diện lãnh đạo các tỉnh - thành bạn và nhiều Sở - ban ngành, quận - huyện của TP.HCM.

LTS: Năm Quý Mão đã trôi qua, xuân Giáp Thìn đang về trên thành phố. Một năm đáng nhớ với những khó khăn và thuận lợi đan xen. Tiễn năm cũ, đón năm mới cũng là thời điểm để nhìn lại thành quả đạt được qua một năm và cả bài học kinh nghiệm để bước vào năm mới với tinh thần tích cực. KTS Lưu Hướng Dương, Phó Chủ tịch thường trực Hội Kiến trúc sư TP.HCM đã dành cho KT&ĐS buổi trao đổi ngắn trước thềm năm mới. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Độc giả chắc đã khá quen với những công trình do TTID thiết kế đăng trên KT& ĐS. Trên số báo tất niên này, chúng tôi xin giới thiệu KTS Võ Trần Thu Trang, hiện đang là giám đốc thiết kế công ty cổ phần Thiết kế & Xây dựng TTID. trong 17 năm hành nghề, KTS Thu Trang đã tham gia nhiều dự án lớn nhỏ trong cả nước. Chị cũng đạt được nhiều giải thưởng về thiết kế. KT&ĐS xin được cùng KTS Võ Trần Thu Trang chia sẻ về kinh nghiệm, động lực để phát triển nghề nghiệp, cống hiến những tác phẩm đẹp cho xã hội đến bạn đọc.

Revit hay Bim dù sao cũng chỉ là những công cụ để giúp hành nghề. Thông qua câu chuyện về BIM, KTS Lê Quang Linh đã chia sẻ về câu chuyện làm nghề và những tâm sự với các kiến trúc sư trẻ.

Buổi “cà phê đầu tháng” tháng 7 đặc biệt bởi có sự tham gia của 5 kiến trúc sư (*), kỹ sư đang làm việc cho Công ty Modern Touch. Đó là KTS Lê Quang Linh cùng đội ngũ các KTS Phạm Minh San, Trương Công Tấn, Cao Lữ Thanh Long và KS Dương Quốc Nam. Đề tài được quan tâm, trong buổi cà phê là BIM và ảnh hưởng của BIM tới công việc của kiến trúc sư. Mời bạn gọi cà phê và bắt đầu câu chuyện...

Thời gian qua, vấn đề an toàn cháy tại các công trình chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng hay công trình thương mại đang nhận được nhiều sự chú ý từ dư luận, đặc biệt trong bối cảnh số vụ tai nạn cháy nổ ngày càng gia tăng.

Nằm trong chuỗi hoạt động thường niên của Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh, hội thảo với chủ đề “Áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) lần 2” do Hội tổ chức chiều 20.6.2019 đã thu hút tới gần 100 kiến trúc sư tham gia và thảo luận sôi nổi.

LTS: “BIM là cơ hội để anh em nâng tầm trong xã hội bằng những tác phẩm, những sản phẩm có chất lượng trong thời đại số”, đó là nội dung được ThS.KTS Nguyễn Phước Thiện, nguyên là giảng viên Đại học Kiến trúc TP.HCM, Chuyên gia BIM ở Việt Nam, Tư vấn và thực hành BIM ở Hoa Kỳ nhắn gửi các đồng nghiệp trong Hội thảo CPD chuyên đề 10 với chủ đề “Phương pháp để áp dụng BIM ở Việt Nam” do Hội Kiến trúc sư TP.HCM tổ chức ngày 7.10.2023. “Sản phẩm có chất lượng của xã hội trong thời đại số” là gì? Một công trình/ngôi nhà là sản phẩm thực-số thời công nghệ số, sản phẩm của “BIM nay” sẽ mang đến giá trị, lợi ích gì cho chủ đầu tư/chủ nhà và các kiến trúc sư - kỹ sư phải làm gì để có được sản phẩm số đó? Mục “Câu chuyện kiến trúc” kỳ này của KT&ĐS lược trích lại ý kiến của ThS.KTS Nguyễn Phước Thiện từ hội thảo trên.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 

KT&ĐS số 37&38 (223&224) 

Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ của KT&ĐS phát hành vào ngày 8.1.2025 với chủ đề Hoài niệm - Xanh: Nhà xanh song hành an lành; Hàng tái chế, sản phẩm một thời gian khó;  Về lại phố xưa; Xóm xưa Gò Vấp; Nhớ chuyện xưa ở cư xá Kiến Thiết Thủ Đức; Nhà container; Du xuân làng Đô, nhớ bánh phu thê; Lò gạch Vĩnh Long... 

Link  MUA BÁO

Bảng giá quảng cáo 

www.facebook.com/kientrucvadoisong 

Công nghệ & Tiện nghi

    Bạn đọc

    Donald Trump 2.0: Nội các – Chính sách đối ngoại

    LTS: Trên KT&ĐS số trước, bạn đọc đã thấy bức tranh toàn cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm ...

    Tư vấn phong thủy

    Trang hoàng phù hợp để “đưa cũ đón mới”

    Dịp hoàn thiện, trang hoàng nhà cửa cuối năm khi “tống cựu nghinh tân - đưa cũ đón mới” luôn ...