Chia sẻ KGS

Mùa mưa bão đến mang theo những cơn gió lộng và những trận mưa xối xả, khiến nhiều người lo lắng cây trồng sẽ mau chóng rời xa! Nhưng sự thật là, mùa mưa chẳng phải kẻ thù của khu vườn, đây chính là cơ hội để bạn thể hiện tình yêu và sự quan tâm đối với thiên nhiên, để dù trời có mưa to gió lớn, cây cối vẫn tươi tốt và khu vườn của bạn vẫn là nơi “chữa lành” đầy bình yên!

Bạn có đang cảm thấy quá tải vì áp lực cuộc sống mỗi ngày? Bạn có thấy tâm hồn mình đang chai sạn dần vì không tìm thấy điều gì thú vị?... Có một mẹo nhỏ không mới nhưng luôn đúng, là nếu muốn “refresh tâm hồn”, bạn hãy bắt đầu thay đổi cuộc sống của mình từ những điều nhỏ nhất, chẳng hạn như góc ngồi thư giãn ở nhà.

Bạn có bao giờ dạo bước trong khu vườn nhà mình và bắt gặp những không gian “kỳ lạ” mà bạn chẳng biết phải làm gì với chúng? Đó có thể là nơi không ai muốn dừng chân, một khu vực bị lãng quên, một góc nhỏ bị bỏ lại, hay, nhiều khi bạn cũng từng làm gì đó rồi, mà... khó quá! Đó chính là những “góc chết” trong cảnh quan sân vườn!

Vườn không chỉ là nơi thư giãn mà còn là một khoảng không gian tuyệt vời để trẻ em vui chơi, học tập và tương tác cùng những người bạn thú cưng của mình. Mùa hè đang đến gần và đây là thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu lên ý tưởng về một khu vườn thú vị, mở ra một cánh cửa cho trẻ em khám phá thế giới xung quanh một cách đầy sáng tạo, đồng thời vẫn mang lại cho bạn không gian tận hưởng thiên nhiên đầy cảm xúc!

Không phải là một họa sỹ được đào tạo chính quy và cũng không hoạt động chuyên nghiệp trong môi trường nghệ thuật, song kiến trúc sư - họa sỹ Vũ Hiệp vẫn ghi dấu ấn hội họa của mình một cách rất ấn tượng. Tranh của anh cá tính và độc đáo, đem lại nhiều cảm xúc cho người thưởng lãm.

Mỗi bước chân vào thiên nhiên xanh mướt, mỗi hơi thở trong không khí mát lành, đều là một cuộc phiêu lưu kỳ diệu giữa cuộc sống hối hả. Cánh cửa bước vào khu vườn nhà không chỉ mở ra cho những trải nghiệm tuyệt vời của gia đình mà còn là không gian gắn kết những kỷ niệm đáng nhớ - nơi mà từng góc nhỏ đều chứa đựng những khoảnh khắc trân trọng và ý nghĩa.

Nhắc đến điêu khắc, những tạo hình kiểu tượng đài đã là lối mòn, cày xới nhạt nhòa trên con đường nghệ thuật. Nhắc đến gốm truyền thống ở làng nghề, dễ nghe: “Chẳng có gì đáng xem!”. Là một điêu khắc gia, cũng là cư dân làng gốm cổ Bát Tràng, Lê Anh Vũ muốn khẳng định: “Chơi gốm, phải là cuộc chơi chuyên nghiệp”. Không gian gốm nghệ thuật Bát Tràng ra đời, nơi các nghệ sĩ điêu khắc, các họa gia, thể hiện ngôn ngữ sáng tạo của riêng mình trên chất liệu gốm.

Trong nhịp sống hối hả của thế kỷ, chúng ta lại có xu hướng tìm kiếm sự bình yên và bầu không khí dịu nhẹ ở những không gian thân thiện, nơi mà tất cả dường như chậm lại và tâm hồn con người được nâng niu. Tiếp tục câu chuyện về thế giới của những khu vườn vintage, mỗi góc đều toát lên vẻ đẹp gần gũi, từ chiếc ghế đẩu ở ngoài sân đến mảng tường phủ rêu ở góc vườn - chứa đựng muôn vạn câu chuyện thời gian.

LTS: Tác giả Anh Vũ là người đã có những ký ức thời thơ ấu gắn bó với dòng kênh Nhiêu Lộc từ thập niên 50 của thế kỷ trước và sau đó, ông cũng có cơ duyên tham gia công trình cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thời giữa thập niên 90. Nhân kỷ niệm ngày Thống nhất đất nước 30.4, tác giả Anh Vũ chia sẻ những kỷ niệm về dòng kênh với tư cách một “người trong cuộc”. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Trong xưởng vẽ mới toanh vừa chuyển về, họa sĩ Lê Minh Đức cần mẫn sắp xếp lại không gian trưng bày lượng tác phẩm đồ sộ anh thực hiện từ nhiều năm qua, với đủ thể loại, từ chân dung, phong cảnh, đến trừu tượng, biểu hiện, cả với gốm… tất cả phô diễn một ngôn ngữ thâm trầm, sâu uẩn, và cũng rất khoáng đạt, bay bổng, tự do. Đức bảo: “Nhiều người bảo tranh mình có gì đó buồn buồn, đúng đấy, vì vẽ là cách để giải phóng mình, vẽ cho mình, chìu lòng mình, nên mình thế nào, tranh nó thế ấy”.

Cảnh quan sân vườn luôn không ngừng tìm kiếm những định nghĩa mới mẻ và hiện đại cho trong thiết kế, tuy vậy các giá trị cổ điển không bao giờ là lỗi thời, thậm chí luôn có một khoảng tồn tại rất riêng. Những khu vườn cổ điển và thân thiện không chỉ tạo ra một không gian thư giãn gần gũi với tự nhiên mà còn mang đến cảm giác thư thả và bình yên thuần túy nhất.

Trong bối cảnh thách thức về biến đổi khí hậu và sự cần thiết của việc bảo vệ hệ sinh thái, lĩnh vực kiến trúc cảnh quan không chỉ là môi trường cho người làm nghề thỏa sức thể hiện sự sáng tạo, mà còn là bản ngã của một xã hội đang hướng tới tương lai bền vững.

Ngôi nhà quan trọng đối với con người ta như thế nào thì khỏi phải bàn rồi. Ngày xưa đất rộng người thưa, vật liệu sẵn có mà các cụ còn bảo: “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà. Cả 3 việc ấy thật là khó thay!”. Dân số ngày càng gia tăng, đất hẹp người đông, nhu cầu về chỗ ở, về một ngôi nhà lại càng trở nên cấp thiết. Nhà tranh, nhà ngói, nhà gạch, nhà gỗ, nhà to, nhà bé gì cũng được… miễn là phải có một ngôi nhà thì mới “an cư lạc nghiệp” được.

KT&ĐS số 33 (219) 

Phát hành ngày 12.9 với các bài viết: Điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến 2024; Villa Cẩm Thanh: Nơi dung hòa văn hóa; TT House: Đơn giản nhưng hợp lý; QC House: Riêng tư & ấm cúng; Sắc màu kỳ diệu; "Vẽ" gì trên mái nhà; Thiết kế phải lấy khách hàng làm trung tâm...

Link mua báo

Bảng giá quảng cáo 

www.facebook.com/kientrucvadoisong 

Công nghệ & Tiện nghi

    Bạn đọc

    Lan man nghĩ chuyện làm nhà

    Sau khi đi xem thầy tử vi nổi tiếng nhất vùng kết hợp cùng tra mạng google, thằng chú em ...

    Tư vấn phong thủy

    “Vẽ” gì trên mái nhà

    Không phải đến khi câu chuyện vẽ cờ đỏ lên mái nhà được cộng đồng mạng “đu trend” rầm rộ, ...