Tương tác

Đại dịch Covid 19 là một biến cố lớn của toàn xã hội tác động lên mọi mặt của cuộc sống và hiển nhiên kiến trúc cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của nó. Đặc biệt kiến trúc nhà ở cần được quan tâm nhiều hơn nữa trong bối cảnh đại dịch khi con người bị bắt buộc phải tự cách ly, giãn cách hoặc cần phải sinh sống và làm việc từ xa trong không gian nhà ở, vấn đề đặt ra làm sao để tìm được các giải pháp thiết kế phù hợp nhằm giúp con người có thể tồn tại và phát triển bền vững không phải chỉ trong dịch bệnh hiện nay mà còn là các biến cố có thể xảy ra và tác động trực tiếp đến cuộc sống con người trong tương lai.

Những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10.2021, dân Paris xôn xao khi Khải Hoàn Môn xuất hiện với diện mạo khác lạ. Một tác phẩm điêu khắc đô thị (nếu có thể gọi như vậy) đến từ sáng tạo của cặp đôi nghệ sỹ Christo và Jean Claude. Dù được ấp ủ từ lâu nhưng đến khi cả hai đều qua đời thì tác phẩm mới được chính thức trình làng, trùng khớp thời điểm diễn ra Lễ hội Di Sản toàn nước Pháp, do đó trở thành một “ngôi sao” như cái tên của nó (Étoiles) trong hành trình tham quan của dân chúng và khách thập phương.

Thế giới luôn tuân theo các quy luật vận động. Từ các loại phương tiện đi lại thô sơ ngày xưa, cho đến hệ thống giao thông hiện đại ngày nay, đều song hành với sự xuất hiện của cơ sở hạ tầng và không gian tương ứng. Tuy vậy, đôi khi những thứ quá hiện đại sẽ thành “hại điện” nếu đặt nhầm chỗ, đến nhầm nơi, dùng nhầm lúc… Liên hệ dễ hiểu: lái siêu xe đi vô chợ chồm hổm, hay làm nhà chung cư mà thiếu chỗ đậu xe chẳng hạn.

Với mọi quốc gia trên bước đường phát triển, tìm kiếm mô hình nhà ở sao cho hiệu quả luôn là chiến lược quan trọng để đóng góp vào sự phát triển chung. Có thể tự phát, có thể được kiểm soát tùy theo giai đoạn, nhưng mỗi bức tranh sáng tạo về nhà ở luôn có những mảng màu thay đổi theo bức tranh kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia.

Vẫn là bài toán quen thuộc về giải pháp kiến trúc cho từng bối cảnh khí hậu và thói quen sinh hoạt đa dạng của gia chủ trong các ngôi nhà phố nhưng “lời giải” luôn là những ẩn số thú vị và chưa bao giờ nhàm chán đối với các kiến trúc sư.

Theo báo cáo trong Project for Public Spaces, 2009 thì có 4 tiêu chí xuyên suốt khi xem xét tính chất của một không gian công cộng (KGCC) trong đô thị: Khả năng tương tác xã hội (sociability); công năng và hoạt động (uses and activities); tiện nghi và hình ảnh đô thị (comfort and image); khả năng tiếp cận, kết nối (accessibility and connectivity). Chính vì tính hệ thống trong quy hoạch - kiến trúc như vậy nên KGCC đang ngày càng thoát khỏi cái nhìn chung chung, cũng như gánh vác trọng trách thay đổi về văn hóa đô thị trong thời hiện đại và tương lai. Do vậy, nhắc đến KGCC, chúng ta phải nghĩ cùng lúc đến những công trình kiến trúc gắn liền và tương tác quanh nó, thay vì chỉ gọi tên là “công viên, nhà hát, nhà văn hóa” và nghĩ đến… đơn vị chủ quản là ai!

Tiếp nối quan điểm giữ gìn hơi thở văn hóa cho đô thị về mặt quy hoạch - kiến trúc chính là thiết kế công năng tiếp diễn, cần xác lập hệ thống khung giá trị để tránh tình trạng xâm hại di tích, đập bỏ công trình với lý do “chưa đủ cơ chế, chưa thấy xếp hạng di tích”. Thực ra ngay tại các nước phát triển có kinh nghiệm về bảo tồn cũng gặp phải tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”. Vấn đề nằm ở chỗ, cái “chuồng” của họ không chỉ đóng khung trong phạm vi để “nhốt con bò”, đó là tổng thể các hệ chuẩn mực về ứng xứ văn hóa và chế tài đủ mạnh để mỗi câu chuyện về ngày hôm qua đều tiếp nối trong ngày hôm nay thật rõ ràng, minh bạch và hấp dẫn.

Những cây cầu cổ ngang dòng Seine ở Paris, góc nhỏ bình yên của Grenoble - miền tây nam Pháp, nét tĩnh lặng ngày đông ở trời Âu, cho đến bờ sông Hồng, đầm tôm ở Bà Rịa, hay những góc phố thân quen của Hà Nội… vẻ đẹp của kiến trúc, của không gian được đưa vào hội họa bằng chất liệu màu nước. Người vẽ nên những tác phẩm ấy là Võ Trọng Hồng, không phải họa sĩ, mà là một kiến trúc sư.

Những ngày đầu tháng 2.2021, đã tròn một năm kể từ khi đại dịch Covid xuất hiện, trong khi Việt Nam ta thuộc nhóm các nước ứng phó tốt và tạm thời khống chế được dịch bệnh, thì ở bên kia bán cầu, tình hình vẫn khá nghiêm trọng khi đợt phong toả thứ ba lại bắt đầu vào mùa xuân.

Trong ngôi nhà ở, không gian phòng khách được coi là quan trọng nhất và thường được nhắc đến đầu tiên. Phòng khách là trung tâm sinh hoạt, là nơi tiếp khách, đối ngoại, và vì thế được coi là gương mặt của chủ nhà. Cũng dễ hiểu khi phòng khách luôn được quan tâm hàng đầu và đầu tư xứng đáng trong quá trình thiết kế - xây dựng cho đến quá trình sinh sống của chủ nhà.

Phòng vệ sinh là một phòng chức năng, một không gian thiết yếu trong ngôi nhà ở. Một ngôi nhà ở phải có phòng vệ sinh mới là một không gian sống hoàn chỉnh. Đã có một thời, phòng vệ sinh được coi là “công trình phụ” và đứng khiêm nhường bên những không gian khác. Nay điều đó đã thay đổi nhiều, phòng vệ sinh không còn là phụ nữa...

Hiếm ai đến Paris có thể cưỡng lại sức hút của thành phố này về mặt du lịch qua các danh lam thắng cảnh. Đặc biệt hơn cả là các thư viện lừng danh, nơi những “mọt sách” khắp nơi đều mê mẩn và hệ thống bảo tàng đã thành thương hiệu của Kinh đô Ánh sáng. Tuy vậy, đại dịch Covid hiện gây ra không ít khó khăn với hệ thống du lịch văn hóa “đặc sản Paris” này. Vắng khách du lịch, trong khi chính dân cư bản địa cũng bắt buộc hạn chế tiếp xúc nơi công cộng, nên các thư viện - bảo tàng vốn luôn đông đúc ở Paris trở nên im vắng đến mức kinh ngạc. Vì vậy đến năm 2021, để tồn tại và duy trì hoạt động bền vững, chính quyền Paris đã phải thay đổi phương cách du lịch trải nghiệm trực tiếp bằng du lịch tham quan qua công nghệ và thay đổi đối tượng phục vụ chính cho cả hai loại hình công trình này. Để làm được vậy, các ngành quản lý của Paris đều đã vào cuộc để tìm cách “xoay xở” từ tháng 3.2020, khi đợt bùng phát Covid thứ nhất xuất hiện trên toàn châu Âu.

Trong suy nghĩ và tâm thức của người Việt nói riêng và phương Đông nói chung, thờ cúng là một việc hết sức thiêng liêng và hệ trọng. Đó là một tín ngưỡng, và cũng là truyền thống đạo lý tốt đẹp. Nơi đặt bàn thờ, hay không gian tâm linh - tưởng nhớ đó luôn là một không gian ý nghĩa hàng đầu, có giá trị lớn lao trong đời sống tinh thần của con người.

Những ngày Paris giáp đông này, câu hát một thuở tôi còn nghe qua chiếc máy hát đĩa ở nhà ông bà ngoại chợt văng vẳng đâu đây. Giữa lòng một thành phố có tiếng là “quanh năm hội hè”, hình ảnh một Paris yên ắng, thu mình lại giữa đại dịch chắc chắn là không quen mắt chút nào. Trái tim của đất nước hình lục lăng đang chuyển mình và thích ứng để “sống” theo một cách khác, nhằm không chỉ duy trì đời sống xã hội, chính trị… mà quan trọng hơn là không phai nhạt bản sắc, thần thái của một môi trường văn hóa lịch lãm đã thành danh, hào hoa mang tính thương hiệu bao đời gắn với người dân và du khách. Dù rất yên ắng, nhưng cách thức mà Paris chuyển mình nơi không gian văn hóa công cộng cũng có thể đáng quan sát, suy nghiệm.

Không chờ khi thông tin về “Thi công dự án giao thông làm ảnh hưởng kết cấu bảo tàng Mỹ Thuật TP.HCM vẫn chưa được khắc phục” hoàn toàn chìm khuất, trôi qua trong sự thờ ơ thì chúng ta mới thấy sự thiếu quan tâm của công chúng với hệ thống bảo tàng hiện nay ở Việt Nam(1). Vì đâu nên nỗi như vậy, trong khi chính chúng ta còn ít lui tới bảo tàng, như báo chí dùng từ “vắng như bảo tàng” để mô tả hiện trạng này(2)? Câu hỏi từng được mổ xẻ nhiều và hiện chưa có lời đáp, thay đổi nào khả quan. Thực tế không cần đến chuyên gia khảo sát cũng có thể nhận ra sự vắng vẻ của bảo tàng Việt Nam thực sự là hồi chuông báo động, cần cuộc “đại phẫu” toàn diện và căn cơ(3).

1 2 3 4 5 6 

KT&ĐS số 18 (204) 

Phát hành ngày 9.6 với các bài viết: Nhà của nắng; Ngôi nhà hạnh phúc; Nhà Dế Mèn; Nhà Cần Thơ; Trông người lại ngẫm đến ta; Nhà mới, chuyện chưa cũ; Giếng trời – Hơi thở thiên nhiên trong mỗi công trình; Lối rẽ với nghề thiết kế của Alexander Doherty; Mùa hoa học trò...

Bảng giá quảng cáo 

www.facebook.com/kientrucvadoisong 

Bạn đọc

Khởi động giải thưởng Ashui Awards 2022

Giải “Oscars lĩnh vực Xây dựng tại Việt Nam” Ashui Awards từ mùa giải 2022 (lần thứ 11) bắt đầu ...

Tư vấn phong thủy

Cân bằng, bù trừ hay chia đều?

Trong lý thuyết lẫn ứng dụng phong thủy, khái niệm cân bằng âm dương, hài hòa đặc rỗng, chính phụ… ...