Chia sẻ không gian sống (cuộc thi)

Sau khi đi xem thầy tử vi nổi tiếng nhất vùng kết hợp cùng tra mạng google, thằng chú em vừa cùng xóm vừa trong họ quyết định làm nhà mới, phá bỏ hoàn toàn ngôi nhà cũ cha mẹ để lại. Suốt mấy hôm, chú tất tưởi lên nhờ tôi tư vấn quy cách làm nhà.

Lời tòa soạn: Cuộc thi “Ngôi nhà thân yêu” đã khép lại. Tại lễ trao giải, các tác giả nêu đề xuất KT&ĐS nên duy trì mục này để bạn đọc có thể thường xuyên chia sẻ câu chuyện về ngôi nhà thân yêu của mình và rộng hơn là không gian sống, nơi cư ngụ. KT&ĐS vừa nhận được chia sẻ của bạn Tám Anh ở khu dân cư Phong Phú 5, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh về một không gian chung là công viên khu phố được hình thành từ ý tưởng chung của cư dân. Xin giới thiệu cùng bạn đọc. Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được nhiều bài viết của bạn đọc gần xa.

Sáng 17.7.2024, tại Tòa soạn Tạp chí Văn nghệ TP.HCM đã diễn ra lễ trao giải cuộc thi viết “Ngôi nhà thân yêu” do ấn phẩm Kiến trúc & Đời sống - phụ san của Tạp chí Văn nghệ TP.HCM tổ chức với sự ủng hộ của Hội Kiến trúc sư TP.HCM.

Tôi của thời đại bây giờ đang lớn và trưởng thành hơn từng chút một, có thể là cái cảm giác đi học xa mà không được về nhà, bị quấn theo guồng quay công việc của xã hội mà quên mất nơi ta trở về. Đấy là nhà dù có đôi lúc không được toàn vẹn, ấm áp.

Với cậu, nhà là nơi có ba, có má, là nơi để nhớ về. Với tớ, trong hành trình tuổi 20 rực rỡ, tớ được đi nhiều nơi, có những trải nghiệm tuyệt vời, và tớ cũng có cho mình một ngôi “nhà” rất đặc biệt, ngôi nhà Vĩnh Long trong một mùa hè tình nguyện đáng nhớ mà mỗi khi nhắc lại, lòng tớ lại bồi hồi không yên…

Tôi sinh ra và lớn lên song hành với sự ly thân của cha mẹ. Tôi trưởng thành trong một con hẻm nơi tệ nạn xã hội len lỏi từng nhà. Mỗi ngày đến trường là những ngày bị tẩy chay, cô lập. Thế rồi từ một đứa nhóc vô tư tôi lại sa vào chuỗi ngày ăn chơi lêu lỏng, không biết sợ là chi, phạm vô số sai lầm.

Thức giấc vào tiết trời âm độ nơi đất khách quê người, tôi thèm khát cái ấm áp quê nhà đến lạ…

Ban tổ chức trân trọng kính mời các tác giả đạt giải, phần thưởng trong cuộc thi viết về “Ngôi nhà thân yêu” đến tham dự Lễ trao thưởng cuộc thi tại Hội trường tòa soạn tạp chí Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, địa chỉ: 81 Trần Quốc Thảo. Q.3 vào lúc 9h30 ngày 17.7.2024. Thư mời này cũng sẽ được gửi riêng đến từng tác giả.

Ngôi nhà cũ được bố tôi xây dựng từ năm 1990. Do điều kiện kinh tế lúc bấy giờ còn hạn chế nên ngôi nhà gặp vấn đề lớn về chống ẩm, chống nhiệt, chống mối mà không thể giải quyết căn cơ, ở rất khó chịu. Nay dù kinh phí tương đối thiếu, gia đình tôi vẫn muốn phục dựng lại ngôi nhà hoàn thiện hơn trước.

Mùa xuân, về nội, thoai thoải trên con dốc nhẹ dẫn từ đầu ngõ, gọi là vô môn thì đúng hình đúng nghĩa hơn vì nó chỉ là khoảng mở đủ để vào, không có cổng, cửa, hai bên là cỏ cây dại. Cái cảm giác vừa đi, đủ nhè nhẹ, khoan thai, vừa hơi nghiêng người, vừa cúi đầu, như mỗi lần thấy được cái quen thuộc khi đi viếng cảnh chùa.

Sáng nay thức dậy, em chợt thấy gò má mình ấm nóng. Hóa ra trong giấc ngủ, có những giọt nước nhẹ nhàng rơi. Chín năm qua rồi anh nhỉ? Vậy mà những nhớ thương dành cho anh chưa nguội lạnh bao giờ. Hình bóng anh trong giấc mơ đêm qua mỉm cười, bất giác khiến trái tim em được an ủi nhiều lắm anh ạ. Giọng nói thân thương của anh vẫn như xưa, dịu dàng khích lệ: “Vợ anh thật là giỏi. Căn hộ ấm áp thế này cả nhà quây quần xem hài, cười giòn giã, thật thích phải không em”.

Tôi lớn lên trong một căn nhà nho nhỏ, trên một quả đồi 5.000 mét vuông, gà chạy bộ vui chơi cả ngày không biết chán, bao quanh bởi cả rừng cây xanh. Cái cảm giác gió bông đùa mát rượi thổi dịu dàng qua từng tán lá, khẽ khàng vuốt từng sợi tóc làm người ta thiu thiu ngủ luôn thấm đẫm trong ký ức của tôi.

Gia đình tôi sống trong một căn nhà nhỏ nằm ở ngoại ô thành phố Giessen thuộc miền trung nước Đức. Đó là ngôi nhà màu hồng phấn, xung quanh có hàng thông xanh reo ca suốt bốn mùa. Và đặc biệt, có khu vườn xinh xắn, luôn níu chân tôi mỗi buổi đi làm về.

Nhớ về ngoại, tôi lại bùi ngùi thương căn nhà nhỏ của người. Nơi dù có đi bất cứ đâu, dù đặt chân đến bao nhiêu vùng đất mới đi chăng nữa thì tôi vẫn muốn trở về. Ở đó có gia đình, có người thân và có cả một khoảng trời tuổi thơ chẳng thể nào có lại được. Nơi đó tôi gọi bằng một cái tên thân thương “Nhà”.

Căn nhà mà tôi ở khi tôi lên mười tuổi là một căn nhà lợp gianh, vách đất thủng lỗ chỗ nằm ngay cạnh một cái hồ rất to, trên bờ hồ là một quả đồi có những cái cây cổ thụ lớn.

1 2 3 4 5 

KT&ĐS số 42 (228) 

Ấn phẩm KT&ĐS phát hành vào ngày 12.6.2025 với các bài viết: Mái nhà, từ che đến “chill”; Nét Á Đông trong căn hộ ghép; HT Hose kỷ niệm cũ trong không gian mới; Biệt thự LAAN: Từ khoảng xanh đến khoảng thở; Không gian năng động; Chuồn chuồn và những ký ức nâu đỏ; Andrea Mancuso: Người kể chuyện nội thất bằng hình khối và chất liệu; Quán cà phê trong ngôi nhà cổ; Bảo tàng Sun Yat Sen: Giữ gìn di sản kiến trúc và lịch sử ở Penang...

Link  MUA BÁO

Bảng giá quảng cáo 

www.facebook.com/kientrucvadoisong 

Công nghệ & Tiện nghi

    Bạn đọc

    Tường nứt – Giải pháp

    KT&ĐS: Hơn 300 căn hộ bị nứt tường trong ngày 28.3 tại TP.HCM sau ảnh hưởng từ động đất ở ...

    Tư vấn phong thủy

    Mát âm và cư gia dưỡng khí

    Biến đổi khí hậu toàn cầu đã không còn là chuyện nơi xa xôi, của người khác nữa, mà là ...