Decor

Nhà thiết kế nội thát Thái Công vừa ra mắt “bộ sưu tập” những thiết kế lộng lẫy bên trong toà nhà THÁI CÔNG ngay trung tâm Sài Gòn. Toà nhà 8 tầng mỗi tầng bên trong toà nhà là một concept thiết kế với nhiêu cảm hứng và phong cách khác nhau. Tất cả được liên kết với nhau bằng một cầu thang máy đậm phong cách Modern Classic với 4 chiếc đèn trần bằng pha lê của Saint Louis trên trần thang máy, đồng thời chiếc cầu bộ nằm ở trung tâm toà nhà cũng là sợi dây kết nối tất cả các tầng được trải thảm nhung màu beige với giấy dàn tường xám, từ tầng trệt cho đến lầu 7, với hoạ tiết những mái vòm mini, tạo sự liên kết và hoà hợp với concept thư viện ngay từ sảnh đầu tiên ở tầng trệt của toà nhà.

“Chọn những gì mình thích theo chủ đề định sẵn một cách có chọn lọc, sao cho phù hợp với không gian và hoàn cảnh, để không gian ấy đủ biến thành Tết, thành sự khác lạ, mà vẫn đậm tính cá nhân”. Đó là cách mà họa sĩ Trần Thùy Linh sắp đặt để mang tết tới cho khu vườn mà họa Sĩ đặt tên cho tác phẩm của mình là Vườn cổ tích.

Một sáng cuối tuần đẹp trời trong tiết mùa thu Thức dậy, người mẹ không phải nghĩ đến quãng đường đông nghẹt giờ cao điểm mà sợ trễ giờ học của con. Người cha không phải vừa uống tách cà phê vừa lướt thật nhanh tờ báo trước giờ đến công sở. Những đứa bé không phải rửa mặt, mặc quần áo “tốc hành” rồi đeo chiếc cặp nặng chịch lên người, nuốt vội vàng bữa sáng trên xe của mẹ hoặc góc sân trường trước khi trống điểm danh vang lên. Buổi sáng cuối tuần thật bình yên.

Chọn cái khí vị sâu lắng, huyền bí và vương giả… Trải thảm là một trong nhiều chọn lựa khi quyết định “không khí” cho một căn phòng. Nghề nội thất gọi nó là “lót nền mền” (soft floor-covering), bên cạnh các loại “lót nền cứng” (hard floor-covering) hay “lót nền gỗ” (wood flooring…) Nhưng, thảm Kashmir ( hay thảm Ba Tư, thảm Thổ Nhĩ Kỳ…) lại là một câu chuyện khác. Bởi, thảm từ khu vực văn hóa này không còn là vật lát nền nữa, nó đóng vai trò gần như thay thế toàn bộ nội thất của căn nhà: nó vừa là sàn nhà, vừa là giường, vừa là bàn, vừa là sa lông tiếp khách…, vì mọi sinh hoạt trong nhà đều diễn ra trên những tấm thảm.

Một sảnh nhỏ, một khoảng dừng, một không gian đệm từ ngoài trước khi bước vào phòng khách là nơi mà nhạc sĩ trịnh công sơn đã ví như "dấu lặng của một bản nhạc" trong một bài viết liên quan đến kiến trúc lúc sinh thời. Đó cũng là nơi bạn sẽ gặp đầu tiên khi đến và để lại ấn tượng khi rời nhà, là nơi gặp gỡ-chia tay, bắt đầu-kết thúc. Với cửa tạo cảm giác bảo vệ, sảnh tạo chút ấm áp, che chở…, nơi đây trở thành một không gian nối quan trọng giữa trong và ngoài nhà.

Golden Bug là tên một con bọ trong truyện tranh thiếu nhi, đã trở thành vật trang trí trong căn nhà này. Đó là một ngôi nhà lạ. Lạ và bất ngờ vì không gian riêng của đôi vợ chồng này được dành phần lớn cho trẻ con và nó ẩn chứa những trò chơi tìm tòi, khám phá.

Dùng giấy dán tường, tức là bạn đã muốn có một sự trang trí khác với cách thông thường. Thế mạnh của giấy dán tường là có nhiều màu sắc và hoa văn mà các chất liệu khác không có được. Chẳng hạn, giấy dán tường với công nghệ mới cho những bề mặt có hoa văn nổi, chìm, ánh kim, nhũ... thậm chí dùng ngay chất liệu như thiên nhiên

Ngôi nhà một người bạn thuộc vào hạng sang trọng, chỉ cây đèn chùm thôi cũng trị giá cả chục triệu đồng. Đèn bằng pha lê lấp lánh làm ấm áp phòng khách mỗi khi lên đèn. Lần sau ghé chơi, cũng cây đèn đó nhưng chẳng còn cảm giác như trước, bởi người bạn quan niệm, “bóng đèn dây tóc gắn trên pha lê hao điện mà nóng nên tôi thay bóng compact cho tiện!”.

Với diện tích 70m2, trong một toà cao ốc ở Phú Mỹ Hưng là căn hộ ấm cúng của Angelia Lee, một người Malaysia đã sinh sống tại Việt Nam trong sáu năm rưỡi. Cô điều hành và sở hữu công ty thiết kế nội thất Artsy Expressions.

Căn hộ mới 90m2 trên đường Hồ Hảo Hớn, quận 1 này được sửa chữa và bài trí thông minh nhưng vẫn giữ được sự mềm mại, nữ tính. Mới thấy “nhìn vật biết người”, khi người mẹ trẻ và cô con gái đang tuổi lớn là đồng chủ nhà thì mọi sự phối hợp để lo liệu và vun đắp cho nơi ở này càng trở nên nhịp nhàng và ăn ý. 

Cathy, người Pháp, là giáo viên tại trường quốc tế Pháp Marguerite Duras từ năm 1996. Chồng cô, Theo Van Olphen, người cô gặp ở TP.HCM, là người Hà Lan và đã sống tại Việt Nam 15 năm. Cả hai cùng với hai con hiện sống tại căn nhà 400m2 ở An Phú, quận 2 TP.HCM.

Ngôi nhà rất đặc biệt bởi nó chỉ có một phòng duy nhất, và căn phòng ấy rộng đến 500m2, giá trị của nó tính theo thị trường hiện tại là xấp xỉ 40 triệu đôla. Vài dòng ngắn gọn về ngôi nhà một phòng từ lời giới thiệu của một đồng nghiệp tại Stockholm khiến tôi tò mò, và tìm đến để chiêm ngưỡng ngôi nhà một phòng đặc biệt ấy.

Có thể nói căn biệt thự của nghệ sĩ, doanh nhân Mai Thu Huyền là một tác phẩm decor mang phong cách chủ nghĩa tối đa (maximalist) với các chi tiết hoa văn Art Nouveau được lặp lại và đồng nhất.

Với hai gam màu đen trắng làm chủ đạo, kết hợp nét chấm phá từ những mảng, những đường nét đỏ đậm và chắc đã giúp cho cá tính của gia chủ thể hiện một cách rõ nét trong không gian ngôi nhà: trẻ trung, mạnh mẽ, hiện đại và độc lập.

Ngày 20.3 hàng năm được chọn là ngày quốc tế hạnh phúc.  Nếu chưa có kế hoạch gì cho ngày này, có thể cùng các thành viên khác trong gia đình tự làm mới căn nhà bằng một màu mới hay những hoạ tiết lạ mắt. 

1 2 

KT&ĐS số 18 (204) 

Phát hành ngày 9.6 với các bài viết: Nhà của nắng; Ngôi nhà hạnh phúc; Nhà Dế Mèn; Nhà Cần Thơ; Trông người lại ngẫm đến ta; Nhà mới, chuyện chưa cũ; Giếng trời – Hơi thở thiên nhiên trong mỗi công trình; Lối rẽ với nghề thiết kế của Alexander Doherty; Mùa hoa học trò...

Bảng giá quảng cáo 

www.facebook.com/kientrucvadoisong 

Bạn đọc

Khởi động giải thưởng Ashui Awards 2022

Giải “Oscars lĩnh vực Xây dựng tại Việt Nam” Ashui Awards từ mùa giải 2022 (lần thứ 11) bắt đầu ...

Tư vấn phong thủy

Cân bằng, bù trừ hay chia đều?

Trong lý thuyết lẫn ứng dụng phong thủy, khái niệm cân bằng âm dương, hài hòa đặc rỗng, chính phụ… ...