
Hội thảo được tổ chức vào ngày 9.7.2022 do MC Hoàng Nhung và ông Trần Văn Châu điều khiển, gồm 2 phần:
Phần một (1) được PGS.TS.KTS Nguyên Hạnh Nguyên và nhà trang trí nội thất Trần Thanh Trúc trình bày.
Phần hai (2) là phần tọa đàm với sự góp mặt của bốn diễn giả nữ: bà Trần Hoàng Vân, bà Trần Thanh Trúc, bà Nguyên Hạnh Nguyên và bà Trần Vũ Ngọc Anh.
PGS.TS.KTS Nguyên Hạnh Nguyên mở đầu bằng việc trình bày ca khúc “Những ánh sao đêm” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu:
Làn gió thơm hương đêm về quanh khu nhà tôi mới cất xong chiều qua / Tôi đứng trên tầng gác thật cao nhìn ra chân trời xa xa / Kìa bao mái nhà đèn hoa sáng ngời / Bầu trời thêm vào muôn vì sao sáng / Tôi ngắm bao gia đình lửa ấm tình yêu / Nghe máu trong tim hoà niềm vui lâng lâng lời ca… như lời tình ca.
Khi lời ca kết thúc, Hạnh Nguyên đã chia sẻ một câu nói hay của ai đó rằng:
“Ngôi nhà được xây bằng NHỮNG VIÊN GẠCH, tổ ấm được xây bằng NHỮNG KHOẢNH KHẮC”
Và đưa ra nhiều điều để chứng minh rằng: Ngôi nhà là mảnh ghép của kỹ thuật, công năng và thẩm mỹ. Và sự hài hòa của mảnh ghép này đòi hỏi người kiến trúc sư (KTS), nhà thiết kế (NTK), nhà trang trí nội thất (NTTNT) và gia chủ phải cùng có một tiếng nói chung. Bởi ngoài chuyện vật chất tiền bạc họ cần đồng điệu trong tâm và cả tầm thì công trình mới hoàn mỹ được. Bởi, việc kiến tạo ngôi nhà có một phong cách kiến trúc không quan trọng bằng việc đưa được tính cách của thân chủ hoà vào trong phong cách đó.
PGS.TS.KTS Nguyên Hạnh Nguyên cũng sơ lược sự hình thành ngôi nhà của chúng ta từ ngày ông cha ta bước ra khỏi hang động, với những ngôi nhà rất đơn sơ và mãi đến thế kỷ thứ 16 mới bắt đầu nở rộ cho đến bây giờ. Cùng với đó, tùy vào khí hậu, thời tiết mà mái nhà cũng có sự thay đổi từ Bắc Âu xuống ôn đới và nhiệt đới. Ngày nay, nhờ có nhiều vật liệu phong phú cùng với đó là những công nghệ tiên tiến nên nó đã tạo ra nhiều kiểu nhà hết sức đa dạng.
Việc thiết kế ngôi nhà không chỉ là để bảo vệ (protection) con người khỏi sự khắc nghiệt của môi trường hay đưa vào những công năng (function) cho phù hợp, mà hiện nay người ta đang có khuynh hướng thiết kế từ khái niệm (fiction). Khái niệm này bao hàm nhiều ý nghĩa, nhưng cơ bản là sự hình thành cho mỗi ngôi nhà là một câu chuyện. Câu chuyện ngắn hay dài và thấm đậm như thế nào là tùy thuộc vào vùng trời ký ức với những ước mơ mà gia chủ hằng ôm ấp. Bắt nguồn từ đó những câu chuyện có tình tiết và thi vị đến mức nào là tùy thuộc vào gia chủ biết chọn KTS, NTK hay hợp duyên với NTTNT để trải lòng.
Nếu không có những người này giúp sức thì một mình chủ nhà sẽ rất khó nhọc mới hoàn thành được ngôi nhà, mà nếu được thì cũng mất rất nhiều thời gian. Đó là chưa nói đến phần kỹ thuật khi mà gia chủ không phải là người trong nghề hay là chuyên gia thì không thể giải quyết hoàn mỹ ở những lĩnh vực: ánh sáng, âm thanh, camera, các thiết bị cảm ứng, các thiết bị có công nghệ cao, cảnh quan,…

Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ sự trải nghiệm của hơn 15 năm kể từ ngày về Việt Nam xây dựng công ty sơn Paint & More nên cũng có dịp tiếp xúc với nhiều gia chủ: Nếu xây nhà thì nên tìm cho bằng được KTS/NTK/NTTNT sao cho hợp gu thẩm mỹ như mình mong muốn. Và điều chính của gia chủ là phải biết mình muốn gì, thích gì và cũng không quên cho họ biết cả những điều mình không thích, màu mình không hợp.
Theo chúng tôi thì NTTNT không bắt buộc là người phải hiểu sâu về công năng kỹ thuật để kiến tạo nên phong cách kiến trúc như KTS. Họ cũng không nhất thiết phải am tường hết thảy những vật liệu như NTK để sử dụng cho phù hợp trong từng lĩnh vực. Cái chính yếu họ cần là trang bị một số kiến thức tổng hợp về văn hóa, văn chương, âm nhạc, hội họa…; đặc biệt là họ phải hiểu biết những sở thích, những ước muốn mà thân chủ của họ đang hướng tới. Và hơn thế nữa, khi trong một ngôi nhà có nhiều thành viên thì làm sao sắp xếp được cái riêng mà không mất cái chung. Do đó, NTTNT là người giúp cho thân chủ lột tả được những khát vọng và ước mơ cũng như sở thích ở trong họ, tìm giúp họ để kiến tạo và toát lên vẻ đẹp thẩm mỹ của ngôi nhà.
Đến lượt mình, NTTNT Trần Thanh Trúc đã mở lời bằng mấy câu trong ca khúc “Con đường xưa em đi” của NS Hồ Đình Phương, Châu Kỳ: Con đường xưa em đi / Vàng lên mái tóc thề / Ngõ hồn dâng tái tê / Anh làm thơ vu quy /Khách qua đường lắng nghe / Chuyện tình ta đã ghi / Những mùa trăng vu quy / Vì mưa gió không về / Chiến trường anh bước đi / Có nàng hoen đôi mi / Ngóng theo đường vắng hoe / Hỏi còn ai cố tri, … Quán bên đường vắng tanh. Chỉ còn em với anh,…
Và Thanh Trúc đã kể cho mọi người nghe về câu chuyện ngôi nhà của mình. Chuyện kiến tạo nên một ngôi nhà mà nhiều năm qua cô đã giữ trong ký ức với bao hoài niệm của những ngày xưa tháng cũ. Và cuối cùng ngôi nhà ước mơ đó đã thành hiện thực để nó trở thành một mái ấm. Vì vậy nên chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy Thanh Trúc yêu thích ca khúc “Con đường xưa em đi”.
Và chúng tôi tâm đắc với câu nói đầy hàm xúc của NTTNT Trần Thanh Trúc rằng: “Tôi thích thấy mình như một nhà văn - kể lại câu chuyện của chủ nhân ngôi nhà qua cách chọn lọc, bày trí đồ nội thất, các món đồ trang trí, các vật chất phục vụ cho phong cách sống bao gồm cả tranh ảnh cũng như sự kết hợp và biểu cảm của màu sắc, ánh sáng”.

Phần tọa đàm, khách tham dự nhận được những chia sẻ của bà Trần Hoàng Vân về kinh nghiệm của hơn 30 năm sống tại Mỹ trước khi về Việt Nam xây dựng công ty Paint & More. Tại Mỹ, bà Vân đã nhiều lần thay đổi chỗ ở cho phù hợp công việc cũng như khi con cái lớn cần đổi trường học.
Bà Vân chia sẻ việc tìm mua nhà ở Mỹ với mấy điều cần lưu ý:
1) Chọn khu vực phải thích hợp túi tiền đang có. Được một điều là ở Mỹ quy hoạch rất rõ ràng, đâu là nơi để ở (residential), nơi nào dành cho kinh doanh (commercial). Không có chuyện 2 trong 1.
2) Cần cân nhắc xem trong vùng đó nhà trường có tốt cho con cắp sách đến trường không?
3) Môi trường có phù hợp với phong cách sống, địa vị xã hội cùng nhiều yếu tố khác như những khu hội tụ các minh tinh điện ảnh, người nổi tiếng hay những khu định cư của các nhà trí thức, quý tộc,…
Còn gần 10 năm trở lại đây, bà Vân lại thường về Mỹ để chuẩn bị và tổ chức đám cưới cho cô con gái lấy chồng người Mỹ gốc Anh. Cùng với đó là mấy lần đi về để thăm cháu ngoại nên cũng trải nghiệm đủ điều cách sinh hoạt của hai nền văn hóa Việt - Mỹ.
Cũng nói thêm về ngôi nhà ở Mỹ, họ không xây theo phong thủy nhưng lại rất phong thủy, bởi họ chia ra rõ ràng, rành mạch bên tĩnh bên động. Ví dụ, nếu nhà có một lầu (loại này là rất phổ biến) thì trên lầu dành riêng cho tất cả các phòng ngủ, còn tầng trệt hoàn toàn là phần động cho tất cả những phòng sinh hoạt, nhà bếp, garage… Còn nếu nhà một tầng thì một bên là những phòng ngũ (tĩnh), bên kia là những phòng động.
Tiếp lời bà Vân là Ngọc Anh. Đầu tiên, Ngọc Anh cho khán giả xem cuốn phim có tựa đề “To Build a Home”, đây không phải là một ngôi nhà xinh đẹp mà là một căn gác lẹp xẹp với đồ vật lộn xộn. Tuy nhiên cặp đôi sống trong này đã rất yêu thương nhau khi người phụ nữ có căn bệnh ung thư để lại một cuộc tình thiên thu.
Lời trong phim, chúng ta được nghe ca khúc “To Build a Home” của các NS Jason Angus Stoddart Swinscoe / Patrick Watson / Philip Jonathan France / Stella Page:
There is a house built out of stone/ Wooden floors, walls and window sills/ Tables and chairs worn by all of the dust/ This is a place where I don’t feel alone/ This is a place where I feel at home/ “Cause, I built a home/ For you/ For me/ Until it disappeared,…
Tạm dịch như sau:
Có một ngôi nhà được xây bằng đá/ Sàn gỗ, tường và cửa sổ/ Bàn ghế bám đầy bụi/ Đây là nơi mà tôi không cảm thấy cô đơn/ Đây là một nơi mà tôi cảm thấy Là Nhà/ “Bởi vì, tôi đã xây dựng nó thành ngôi nhà/ Cho Em/ Cho Tôi/ Cho đến một ngày nào nó biến mất,…
Được biết, đây là chuyện phim được trình chiếu trong mùa liên hoan phim cách đây gần 10 năm với một lượng người xem lên đến 84 triệu lượt.
Sau đó Ngọc Anh lại nói về căn nhà cũ tuổi thơ ấu, khi cô còn bé cho đến khi lấy chồng thì ký ức của căn nhà cũ bị nhạt nhòa. Cho đến một ngày, những người thân yêu nhất ra đi. Trong những ngày đó, khi Ngọc Anh về thắp hương khấn nguyện thì cô mới cảm nhận mình đã về với ngôi nhà, nội và ngoại cũng đã về cùng con.

Trước khi nhiều người tham dự đặt câu hỏi, một khách mời tên Hồng Hoa chia sẻ đôi dòng tâm tình về cuộc đời của cô về việc xây dựng biết bao căn nhà với bao nhiêu kinh nghiệm, ký ức và hoài niệm. Còn KTS Lý Thái Sơn thì chia sẻ một số kiến thức mà ông am tường trong việc xây nhà dưới góc nhìn phong thủy.
Riêng ông Cao Xuân Hải đặt ra một lượt ba câu hỏi.
Câu đầu tiên là làm thế nào để xây dựng và thiết kế một căn nhà cho người độc thân. Câu này được KTS Hạnh Nguyên trả lời là họ sống độc thân nhưng không cô độc bởi có thể họ chọn cuộc sống như vậy. Họ không cần nhân hòa, bởi họ đã tìm ra cái thái hòa để sống với thiên nhiên.
Câu hỏi thứ hai là sau đại dịch một số người đã bỏ phố về rừng, thì NTK Hiền chia sẻ việc ngày hôm nay bỏ thành phố lên rừng là một sự xa sỉ chứ không phải là “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ người khôn người đến chốn lao xao”. Nhưng thiết nghĩ họ chỉ bỏ phố về rừng vài ngày, vài tháng… thôi chứ họ có bỏ internet, có thiếu smart phone đâu nên dù có về rừng cũng không thể cách ly với cuộc sống văn minh ngày nay.
Câu thứ ba là việc làm sao xây dựng một căn nhà cho những người có tuổi. Câu này được bà Vân trả lời: “không nên làm tôi mọi cho căn nhà khi tuổi đã lớn không đủ sức quán xuyến mọi việc”, do đó, nên tìm những căn hộ nho nhỏ để tuổi già có thời gian mà thong dong đây đó.
Ông Ngô Hoài Đức, Chủ tịch công ty BeniHomes đặt câu hỏi về sự ảnh hưởng và tác động của văn hóa vào ngôi nhà như thế nào, bởi ông Đức có 16 năm du học và làm việc tại Nhật Bản nên ít nhiều cũng thấm nhuần văn hóa Nhật. Qua lời ông, chúng tôi thấy các nước đồng văn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam đều có cái nhìn giống nhau. Nghĩa là người đàn ông ra ngoài đường tìm công ăn việc làm mưu sinh, còn phụ nữ ở nhà lo việc dạy dỗ con cái, bếp núc… nên xây nhà thì chọn hướng cho gia chủ là đàn ông, đặt bếp thì phải hợp với phụ nữ, và phòng ngủ phải hài hòa cho cả đôi.
Câu hỏi khó nhất là của ThS. KTS Trần Đình Thông, GĐ dự án cho công ty Steelman Partners. Anh Thông đặt vấn đề là có cách nào giải bài toán thay vì House to Home thì có thể diễn đạt lại là Home to House không? Bởi anh Thông là người được học tập bài bản tại Mỹ. Trong lúc đi học thì ngoài việc House và Home còn có khái niệm khác là Space và Place. Và người ta gắn cho Space là “the good guy/người tốt” con Place là “the bad guy/người xấu” Chúng tôi cứ thắc mắc với câu hỏi này và sau này được KTS Thông giải thích rằng: Đó chỉ là cách nói, cách gọi như 2 mặt của một đồng tiền, như Yin & Yang. Tuy nhiên câu hỏi Home to House vẫn chưa được giải đáp. Hy vọng lần sau, chúng ta sẽ mời KTS Thông trình bày về việc này.
Nhân đây, chúng tôi muốn gửi lời cám ơn đến hai người rất thân là KTS Nguyễn Xuân Phúc và anh Trần Tấn, người có trang trại 500 mẫu trên Đồng Xoài. Cái hay của hai anh là không hẹn mà trước khi phát biểu những điều về chủ đề House to Home đều nhấn mạnh đến Sơn và Màu Sắc, bởi cả hai đều cho rằng: khi xây dựng ngôi nhà thì phải cần Sơn Tốt và Màu Đẹp để góp phần tôn vinh sự hoàn mỹ cho ngôi nhà. Xin hai anh nhận nơi đây lòng chân thành cám ơn sâu sắc cho tấm thịnh tình mà hai anh luôn dành cho chúng tôi.
Và có thể nói, Sơn OneCoat có cả hai hay vẹn cả đôi đường, bởi OneCoat vừa Tốt mà lại vừa Đẹp. Điều đáng nói là với sơn OneCoat, chúng ta chỉ sơn 1 lớp và có thể lăn nhiều lần để có độ dày như mong muốn thay vì phải sơn 3 lớp như hệ thống sơn truyền thống. Cũng chính nhờ vậy mà cuối năm 2021, OneCoat đã được Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định cấp bằng sáng chế.
Mọi thắc mắc xin liên lạc điện thoại số 0909.143.900
(*)
được hình thành từ hơn 2 năm qua với các thành viên: PGS TS KTS Nguyên Hạnh Nguyên, NTTNT Trần Thanh Trúc, NS Huy Phương, DN Trần Văn Châu, NTK Do Cao Nguyen (hiền:), KTS Trần Quốc Trung, NS Andy Cao, DN Trịnh Lai, KTS Trần Đình Thông, KTS Trương Quang Minh, KTS Nguyễn Chánh Phương và Thủ quỹ: Ms. Hoàng Nhung.
Đôi dòng về các diễn giả
Bà Trần Hoàng Vân rời Việt Nam năm 1975 được học tập tại Hoa Kỳ và là một kỹ sư hoá với hơn 20 năm kinh nghiệm trong chuyên môn cũng như trong quản lý tại Mỹ trước khi về Việt Nam thành lập công ty sơn Paint & More. Bà là tác giả của dòng sơn OneCoat.
Bà Trần Thanh Trúc xuất thân từ một gia đình nghệ sĩ diễn viên điện ảnh nổi tiếng trước năm 1975. Khi mới lớn, bà được đi định cư tại Pháp nên có cơ hội theo học những môn yêu thích như văn chương, ngoại ngữ, nghệ thuật làm đẹp. Từ đó, chất Pháp-Việt đã quyện trong người Thanh Trúc. Tại Việt Nam, bà đã có hơn 25 năm kinh nghiệm làm nghề trang trí nội thất.
GS.TS.KPTS Nguyên Hạnh Nguyên tốt nghiệp KTS năm 1994, có học vị Tiến sĩ năm 2009 và được phong hàm PGS năm 2019. Từ 1994 đến tháng 6.2022, PGS.TS Hạnh Nguyên giảng dạy tại 2 trường đại học kiến trúc ở Hà Nội và TP. HCM. Đầu tháng 7 vừa qua, cô nhận vị trí trưởng khoa kiến trúc của Đại học Nguyễn Tất Thành. Qua 28 năm trong ngành, cô được cho là người đã tiếp lửa cho các tầng lớp sinh viên và kiến trúc sư trẻ
Bà Trần Vũ Ngọc Anh có thời gian đi du học và lấy bằng đại học tại Pháp năm 2007 về mảng truyền thông. Về lại Việt Nam, bà lấy thêm bằng thạc sĩ của ngành này. Trong những năm qua, Ngọc Anh đã kinh qua các vị trí quản lý như Manager PR, Marketing ở các tập đoàn như NOVALAND, MASTERISE, LOUIS VUITTON,…
Hội thảo được các nhà tài trợ đóng góp và tài trợ như:
được dẫn dắt bởi Trịnh Lai (Việt kiều Đan Mạch) đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành F&B. Khi vừa tròn 18 tuổi, Mr. Lai đã sở hữu một nhà hàng tại Copenhagen, Đan Mạch. Trong thời gian hơn 12 năm tại Việt Nam, Mr. Lai là người thổi một luồng gió mới vào ngành F&B. Điển hình là Chill Sky Bar (AB Tower), chuỗi ẩm thực San Fu Lou, Qui-Cuisine, Evy Club, PRIME XXI, LAI-Cantonese, Towa-Japanese, Sorae Japanese... Ông Lai cũng là thành viên của nhóm Color & More.
là nhãn hiệu sơn kiến trúc của Paint & More được đặc chế để thay thế hệ thống sơn 3 lớp truyền thống. OneCoat giúp rút ngắn công đoạn thi công, KHÔNG (0) chờ. Có thể lăn sơn OneCoat nhiều lần liên tục để có độ dày như mong muốn mà không phải chờ. Vì tính chất cách mạng đó mà Bộ Khoa học & Công nghệ của Việt Nam đã quyết định cấp bằng sáng chế cho OneCoat.
APCC được thành lập năm 2018. Đây là công ty có các lĩnh vực hoạt động: tư vấn lập dự án đầu tư, đấu thầu, thiết kế, xây dựng và quản lý. Công ty được dẫn dắt bởi 5 người là Mr. Tâm, Mr. Giáp, Mr. Vinh, Mr. Phong và Mr. Nam. Điều đáng nói là tất cả thành viên của công ty APCC đều là những người nhiều kinh nghiệm trong quản lý cho các dự án tầm cở quốc gia và quốc tế.
được hình thành năm 2017 do PGS.TS.KTS Nguyên Hạnh Nguyên và KTS Đào Thanh Hải sáng lập. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là kiến trúc nội thất và cảnh quan. Bà Hạnh Nguyên cũng là thành viên của nhóm Color & More.
hình thành từ năm 1999, là một nhánh phân phối bán lẻ của tập đoàn AA. Nhà Xinh chuyên cung cấp và phân phối đồ nội thất có chất lượng và độ bền cao, tỉ mỹ, chi tiết nhưng nhẹ nhàng, hiện đại qua Slogan: “Tổ Ấm Của Người Tinh Tế”. Hiện nay ThS. KTS Nguyễn Chánh Phương là TGĐ công ty AKA Furniture với gần 30 thương hiệu nỗi tiếng của thế giới trong đó có Nhà Xinh. Ông Phương cũng là thành viên của nhóm Color & More.
được thành lập vào năm 2015, và người lèo lái con tàu này là KTS Trương Quang Minh.
MAPS viết tắt của Management Architecture Passion Satisfy được phỏng dịch là làm hài lòng khách hàng qua sự đam mê công việc trong việc quản lý và vận hành kiến trúc.
KTS Trương Quang Minh có hơn 25 năm hành nghề mà đặc biệt có 10 năm là KTS trưởng của tập đoàn bất động sản AB và ông Minh cũng là thành viên của nhóm Color & More.
được thành lập năm 2011 với 2 DN là Ngô Hoài Đức và Nguyễn Duy Lộc. BeniHomes trực thuộc tập đoàn Koshi Group. Công ty hoạt động dựa trên sự kết hợp cả về kỹ thuật, tri thức và văn hoá Nhật-Việt. Triết lý kinh doanh của công ty dựa trên 4 trụ cột chính: kỹ thuật, quản lý, dịch vụ và đạo đức.
nằm trong khu chế xuất Tân Thuận, được sáng lập bởi ông Nguyễn Quốc Thống (CARA). Nó mang sứ mệnh là Connecting, nghĩa là kết nối. Mục đích của sự kết nối này là làm cầu nối cho những con người sáng tạo - Creator đến với những khách hàng - Customer. Và khi sự kết nối được hình thành thì việc phối hợp để cùng nhau vận hành, quản lý (Cordination và Corporation) sẽ là những điểm mấu chốt cho việc thành công.
Theo TC Kiến Trúc & Đời Sống số 194