Nhà thiết kế

Không để óc sáng tạo bị trói buộc bởi tư tưởng cũ kỹ, tự đưa mình ra khỏi hạn chế của tư duy nhị nguyên, Bjarke Ingels đã xây dựng BIG (Bjarke Ingels Group) như một đế chế trong lĩnh vực quy hoạch và thiết kế kiến trúc. Chính những thiết kế “không tưởng” và “thực dụng” của BIG trên khắp thế giới đã đưa anh trở thành nhân vật truyền cảm hứng cho sự sáng tạo “bất chấp” khuôn khổ, táo bạo nhưng chắc chắn.

Với thiết kế mới mẻ, vượt khỏi khuôn phép thông thường, đặc biệt là sự nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ trong quá trình làm nghề, kiến trúc sư Alison Brooks được công nhận bằng nhiều giải thưởng danh giá, nhanh chóng trở thành cái tên nổi bật trong làng kiến trúc thế giới.

Với khao khát khám phá và đổi mới, Shiro Kuramata đã đặt nền móng cho xu hướng thiết kế táo bạo, phá vỡ quy tắc thiết kế thông thường, ảnh hưởng đến các thế hệ nhà thiết kế sau này. Hiện nay, tác phẩm của ông được lưu giữ, trưng bày tại một số bảo tàng trên khắp thế giới.

Celerie Kemble là nhà thiết kế nội thất nổi tiếng người Mỹ với phong cách thiết kế chiết trung nữ tính. Nhưng ít ai biết rằng trước đó, cô theo học Harvard và làm việc tại xưởng phim để hoàn thành ước mơ trở thành nhà sản xuất phim của mình.

Sinh ra và lớn lên ở Hà Lan, một đất nước nổi tiếng với phong cách thiết kế tối giản, Marcel Wanders lại ghi dấu ấn với những thiết kế đa tầng, đa dạng và táo bạo. Với tính cách mạnh mẽ, đậm chất nghệ sĩ và sáng tạo, không ngừng thách thức những chuẩn mực thông thường, ông được ví như “Lady Gaga của giới thiết kế nội thất”.

Với phong cách thiết kế độc đáo, sự nỗ lực gìn giữ các giá trị truyền thống và liên tục tìm kiếm sự đổi mới, Zanini de Zanine Caldas không chỉ trở thành tên tuổi nổi bật trong giới thiết kế mà còn là đại sứ lan tỏa văn hóa Brazil đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Năm 2010, Kazuyo Sejima trở thành nữ kiến trúc sư đầu tiên của Nhật Bản được trao Giải thưởng Kiến trúc Pritzker. Bà cũng là nữ kiến trúc sư thứ hai trên thế giới vinh dự nhận giải thưởng này.

Kelly Wearstler, nhà thiết kế nội thất nổi tiếng với những thiết kế chiết trung, táo bạo và hấp dẫn. Đề cao sự tỉ mỉ trong lựa chọn chất liệu, đa dạng trong sắp đặt màu sắc, hoa văn, các tác phẩm của bà luôn có sức hút mạnh mẽ và tạo nên một không gian quyến rũ, tươi mới. Tài năng của bà được thể hiện trong nhiều dự án, đặc biệt là các thiết kế cho khách sạn, nhà hàng, khu thương mại cao cấp.

Sở hữu 3 yếu tố: Tài năng, niềm đam mê thiết kế và sự sáng tạo không ngừng, Philippe Starck không chỉ được biết đến là một trong 10 nhà thiết kế nội thất nổi tiếng nhất thế giới, một kiến trúc sư tài hoa mà còn gây ảnh hưởng với nhiều sản phẩm khác như xe máy, du thuyền, đồng hồ, bàn chải…

India Mahdavi là kiến trúc sư, nhà thiết kế người Pháp gốc Iran. Hơn 20 năm kể từ ngày thành lập studio riêng, với nền tảng chuyên môn vững chắc và sự sáng tạo “táo bạo”, cô được vinh danh ở nhiều giải thưởng danh giá. Gần nhất phải kể đến giải thưởng “EDIDA 2023” - giải thưởng dành riêng cho lĩnh vực thiết kế của ELLE Decoration, tôn vinh 15 cá nhân, thiết kế xuất sắc và “Nhà thiết kế của năm 2023” do Wallpaper bình chọn.

Theo đuổi sự nghiệp thiết kế từ năm 40 tuổi, Sharon Davis vẫn thể hiện được tài năng và tình yêu nghệ thuật của mình qua khối lượng dự án đồ sộ đề cao tinh thần nhân đạo và xu hướng bền vững. Năm 2019, bà được Architizer vinh danh là một trong “26 phụ nữ thay đổi kiến trúc” và cũng là một trong “19 nữ kiến trúc sư nổi bật năm 2019”.

KTS Makoto Tanijiri nổi tiếng là người tiếp cận kiến trúc với góc nhìn mới mẻ và đặc biệt coi trọng mối quan hệ hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên. Từ năm 20 tuổi cho đến nay, ông không ngừng nỗ lực để đưa ra các giải pháp thiết kế khéo léo và truyền cảm hứng ở nhiều loại dự án: nhà ở, trung tâm thương mại, thiết kế sản phẩm, nghệ thuật sắp đặt…

Là tay ngang trong ngành thiết kế nội thất nhưng những cống hiến của Kathryn Ireland trong 30 năm làm nghề đã giúp bà trở thành biểu tượng thiết kế năm 2022. Hiện nay, bà là một trong những nhà thiết kế nội thất và vải dệt có sức ảnh hưởng nhất trên thế giới.

KTS Anders Lendager là một “tay chơi” vật liệu cũ tài năng. Từ phế liệu tàu điện ngầm, tấm kính cũ cho đến chai nhựa, chất thải dệt may… khi qua khối óc sáng tạo của ông đều trở thành biểu tượng của tính bền vững. Triết lý thiết kế này vượt qua mọi ranh giới, góp phần làm cho ngành xây dựng của Đan Mạch bền vững hơn; đồng thời giúp ông giành các giải thưởng danh giá như Danish Design Award, Mies van der Rohe Award…

Bén duyên với kiến trúc một cách tình cờ nhưng Frida Escobedo lại trở thành một kiến trúc sư nổi tiếng trong giới làm nghề. Bà từng chia sẻ trong một buổi phỏng vấn rằng: Những năm tháng niên thiếu, bà chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành một kiến trúc sư. Kể cả khi nộp đơn vào khoa kiến trúc của đại học Iberoamericana, bà đơn giản nghĩ đó là một quyết định an toàn với bản thân, không phải vì đam mê.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 

KT&ĐS số 37&38 (223&224) 

Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ của KT&ĐS phát hành vào ngày 8.1.2025 với các cây bút quen thuộc: GS.TS Trần Văn Khê, Nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà báo Phạm Hy Hưng, ThS.KTS Nguyễn Văn Châu, TS.KTS Vũ Việt Anh, Nguyễn Trần Đức Anh, ThS.KTS Hà Anh Tuấn, Nhà văn Trầm Hương, Lương Minh, Phạm Xuân Vinh, Lê Hồng Minh, Lê Ngọc Hân, Nguyễn Thu Vân, Trường ân, Soi cùng các nhiếp ảnh gia: Nguyễn Minh Hòa, Hiroyuki Oki, Minq Bui, Paul Phan…

Link  MUA BÁO

Bảng giá quảng cáo 

www.facebook.com/kientrucvadoisong 

Công nghệ & Tiện nghi

    Bạn đọc

    Donald Trump 2.0: Nội các – Chính sách đối ngoại

    LTS: Trên KT&ĐS số trước, bạn đọc đã thấy bức tranh toàn cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm ...

    Tư vấn phong thủy

    Trang hoàng phù hợp để “đưa cũ đón mới”

    Dịp hoàn thiện, trang hoàng nhà cửa cuối năm khi “tống cựu nghinh tân - đưa cũ đón mới” luôn ...